Kimi no suizou wo tabetai, đạo diễn Shinichirou Ushijima |
Bộ phim là một câu chuyện tình đẹp thuở học trò giữa hai nhân vật có tính cách trái ngược hẳn nhau. Shiga Haruki là một chàng trai lặng lẽ, không thích giao tiếp xã hội, lúc nào cũng ôm khư khư một quyển sách nào đó trên tay để đọc. Sakura Yamauchi thì ngược lại, hòa đồng, thân thiện, được mọi người quý mến. Họ được kết nối lại với nhau bằng một thứ mà chẳng ai mong muốn.
Đó là thời điểm vào tháng tư khi hoa anh đào còn nở muộn. Shiga, trong một lần đi khám bệnh, tình cờ nhặt được quyển nhật ký với tựa đề “Living with Dying” (tạm dịch: Sống chung với bệnh) của Sakura. Trong quyển nhật ký viết rằng Sakura đang mắc phải căn bệnh liên quan đến tuyến tụy nan y, và thời gian còn lại không còn nhiều. Cô đang phải hàng ngày đối mặt với nó, và không một ai khác biết về bí mật này, trừ Shiga.
Điều bất ngờ là sau khi tiếp nhận thông tin đó, Shiga lại dửng dưng không quá quân tâm đúng như bản tính của cậu ta. Chính vì thế đã khiến Sakura chú ý và mong muốn thân thiết hơn với cậu ta. Cô thực hiện việc này bằng cách bắt Shiga phải tham gia những việc mà cô muốn làm trước khi chết cùng với cô. Và cứ thế, tình cảm dần nảy sinh giữa hai nhân vật.
Chuyện tình đẹp giữa hai nhân vật trái ngược tính cách nhau |
Còn Shiga, ngoài sách ra, cậu chẳng muốn để tâm đến chuyện gì cả. Quãng thời gian ở bên Sakura, cậu dần thay đổi. Cậu dần quan tâm hơn đến Sakura, dần chờ những tin nhắn của cô ấy, rồi cũng chịu nhận chewing gum từ cậu bạn cùng lớp, và đỉnh cao là tin nhắn cuối cùng “Tớ muốn ăn tụy của cậu” đến Sakura.
Hai thông điệp chính của tác giả truyện và đạo diễn phim cũng được thể hiện rõ nét qua việc khắc họa hai nhân vật này. Đó chính là khát khao được sống, và sự quan trọng của mọi người xung quanh. Không ai có thể sống trên đời này chỉ một thân một mình, và sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều nếu bạn giang rộng vòng tay và tận hưởng bên những người thân xung quanh.
Do mình đã xem nhiều bộ phim nặng ký hơn cùng đề tài này như “Một lít nước mắt” (1 rittoru no Namida) hay “Khúc hát mặt trời” (Taiyou no uta), nên bộ phim này không lấy nhiều nước mắt của mình lắm. Mình cảm động nhất khung cảnh sau lễ tang, Shiga đến nhà và xin phép được đọc quyển nhật ký của Sakura. Kiểu khung cảnh quay ngược thời gian này lúc nào cũng làm mình khó chịu. Tuy rằng trong bộ phim này cảm xúc chưa được đẩy lên cao trào lắm.
Có một phân đoạn hơi bất ngờ, nhưng làm chưa tới, đó là khi Shiga đối thoại với Sakura khi cô nàng đang trong vai Hoàng tử Bé du hành trên các hành tinh. Đây là quyển sách duy nhất mà Sakura muốn đọc, thậm chí cô còn không biết nó nổi tiếng như thế nào.
Cái kết của phim cũng thuộc dàng semi-sad ending. Sau khi Sakura mất đi, thì tâm nguyện của cô nàng đối với Shiga đã được thực hiện. Chắc chắn là sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về cái kết này. Nhưng theo mình thấy nó hợp lý, với tính cách hết đỗi vô tư và cực kỳ dễ thương của Sakura từ đầu đến cuối phim.
Cũng như các bộ anime hay live action khác của Nhật, phần nhạc nền trong phim lúc nào cũng được chú trọng, và có thể nói đây là phần không nhỏ trong thành công của một bộ phim. Với “Tớ muốn ăn tụy của cậu”, mình thích phần soundtrack hơn là các bài hát chủ đề. Trong rất nhiều khung cảnh phim, khi có một đoạn cảm xúc, những giai điệu piano du dương vang lên rất đúng lúc. Hầu hết phần nhạc nền này do nhà soạn nhạc Hiroko Sebu biên soạn. (các bạn có thể nghe ở link này: https://www.youtube.com/watch?v=Y_1MnISlsTI). Phim cũng có khoảng 3 bài hát chủ đề, trong đó bài hát cuối phim “Haru Natsu Aki Fuyu” của Sumika là mình thích nhất. (nghe ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=GTpryEw74ao).
Hai nhân vật rất dễ thương từ đầu đến cuối phim |
Điểm của mình: 6/10
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 2019
0 comments:
Post a Comment